Cách xử lý hóa đơn viết sai mới nhất

Cách xử lý hóa đơn viết sai mới nhất như thế nào? Xử lý hóa đơn viết sai như thế nào? Hóa đơn viết sai chưa xé khỏi cuống, hóa đơn viết sai đã giao cho khách hàng, hóa đơn viết sai nhưng đã kê khai giải quyết như thế nào? Đây là câu hỏi của không ít người làm kế toán. Hàng ngày kế toán phải tiếp xúc với hoá đơn chứng từ, và việc xuất hoá đơn gặp sai sót là điều không thể hoàn toàn tránh khỏi. Do đó phải làm như thế nào khi lập sai hoá đơn?
Sau đây Kế Toán GSC  sẽ giúp các bạn Cách xử lý hóa đơn viết sai theo quy định mới nhất.
Kế Toán Thuế GSC

I. Một số sai sót thường gặp khi viết hoá đơn.
Khi lập hoá đơn do sơ suất nên kế toán sẽ có thể gặp một số sai sót. Như: ghi sai thông tin người mua (ví dụ: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế…), ghi nhầm tên, quy cách, đơn vị tính của sản phầm, hàng hoá, dịch vụ; Ghi sai số lượng, đơn giá, thuế suất, số tiền…..
Đó là các lỗi sai mà kế toán thường hay mắc phải.
Vậy, Cơ sở pháp lý để có Cách xử lý hóa đơn viết sai là gì?
Chúng ta căn cứ vào các thông tư hướng dẫn sau đây để có Cách xử lý hóa đơn viết sai này:
 – Điều 20 – “Xử lý đối với hoá đơn đã lập” của Thông tư39/2014/TT-BTC. Ban hành ngày 31 tháng 03 năm 2014.
 – Khoản 7, Điều 3, Thông tư26/2015/TT-BTC. Ban hành ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng Cách xử lý hóa đơn viết sai.
II. Cách xử lý hóa đơn viết sai theo quy định mới nhất.
 1. Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với hoá đơn viết sai nhưng chưa giao cho người mua. (Dù là đã xé khỏi cuống hay chưa xé khỏi cuống).
Đối với trường hợp này khi kế toán lập hoá đơn bị sai với bất cứ lỗi nào. Thì các bạn áp dụng cách xử lý hóa đơn viết sai như sau:

  –  Bước 1: Gạch chéo tất cả các liên của hoá đơn viết sai và lưu giữ.
  –  Bước 2: Lập lại hoá đơn mới. (Hoá đơn mới ghi ngày xuất lại hoá đơn, không phải ngày của hoá đơn cũ)
Ví dụ: Ngày 15/09/2019 các bạn xuất hoá đơn nhưng bị viết sai tên hàng hoá. Thì kế toán chỉ cần gạch chéo các liên của hoá đơn viết sai này. Sau đó xuất lại hoá đơn mới ở ngày hiện tại.
Cụ thể:
+ Trường hợp chưa xé khỏi cuống thì kế toán gạch chéo cả 03 liên và để nguyên tại cuống, sau đó xuất hoá đơn mới.
 + Trường hợp đã xé khỏi cuống kế toán cũng gạch chéo 03 liên và lưu lại. (Các bạn có thể bấm ghim hoặc dính lại luôn tại cuống để sau này dễ tìm và tránh thất lạc).
 LƯU Ý:
  + Kế toán không được xé hay vứt bỏ hoá đơn bị sai này mà phải lưu lại để giải trình với Cơ quan thuế khi cần.
  + Các hóa bị lập sai này sẽ được điền vào cột số (15) – Cột XÓA BỎ khi làm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
2. Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với hoá đơn viết sai và đã giao cho người mua.
2.1 Bên bán và bên mua CHƯA KÊ KHAI Cách xử lý hóa đơn viết sai như thế nào?
Đối với trường hợp này Cách xử lý hóa đơn viết sai như sau:
Bước 1: Hai bên lập Biên bản thu hồi hoá đơn và bên bán thu lại các liên của số hoá đơn đã viết sai.(Biên bản thu hồi phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn).
Bước 2:  Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ hoá đơn lập sai và xuất lại hoá đơn mới.
Ví dụ: Ngày 20/08/2019 bên bán xuất hoá đơn 0000253, ký hiệu SC/18P. Nhưng đến ngày 15/09/2019 bên bán hoặc bên mua mới phát hiện ra bị sai số tiền. Tuy nhiên cả hai bên đều chưa kê khai. Thì bên bán lập biên bản thu hồi hoá đơn viết sai đó. Sau đó tiến hành xuất hoá đơn mới thay thế hoá đơn viết sai đã thu hồi vào ngày 15/09/2019 và kê khai như bình thường.
Chúng ta lập Biên bản thu hồi với nội dung như sau:
Cách xử lý hóa đơn viết sai mới nhất


=> Sau khi lập Biên bản thu hồi hoá đơn và hai bên ký đóng dấu xác nhận. Bên bán thu hồi hoá đơn bị sai và xuất lại hoá đơn mới sau đó tiến hành kê khai như bình thường. 
Các hóa bị lập sai sẽ được điền vào cột số (15) – Cột XÓA BỎ khi làm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
 2.2 Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với hoá đơn ĐÃ KÊ KHAI mới phát hiện ra sai sót.
Theo khổ cuối của khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC.
“Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.” 
TRƯỜNG HỢP 1: Bên bán xuất hoá đơn bị sai nhưng KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỐ TIỀN.
Nếu CHỈ bị sai sót về tên, địa chỉ của bên mua (Tức là các chỉ tiêu đều đúng ngoại trừ hai chỉ tiêu tên và địa chỉ người mua). Cách xử lý hóa đơn viết sai là chỉ cần làm biên bản điều chỉnh mà KHÔNG CẦN XUẤT HÓA ĐƠN ĐIỀU CHỈNH.
Ví dụ: Ngày 08/06/2019 Công ty TNHH Kế Toán Thuế GSC xuất hoá đơn số 0000320 ký hiệu SC/18P bán 03 chiếc TV Sam Sung (Smart TV 43’’) cho Công Ty TNHH Thương  Mại  Dịch Vụ Sản Xuất Hồ Phú Gia. Bên bán đã kê khai (hoặc cả hai bên đã kê khai). Nhưng đến ngày 15/08/2019 mới phát hiện ra hoá đơn bị sai địa chỉ người mua.
Đối với trường hợp này chỉ cần lập Biên bản điều chỉnh mà không phải lập hoá đơn điều chỉnh. (Vì không bị sai mã số thuế và không ảnh huởng đến số tiền cũng như các chỉ tiêu khác).


=> Biên bản này sẽ được kẹp cùng hóa đơn  0000320 để giải trình với cơ qu an thuế khi cần.
Ví dụ: Cũng vẫn ví dụ trên, Ngày 08/06/2019 Công ty TNHH Kế Toán Thuế GSC xuất hoá đơn số 0000320 ký hiệu SC/18P bán 03 chiếc TV Sam Sung (Smart TV 43’’) cho Công Ty TNHH Thương  Mại  Dịch Vụ Sản Xuất Hồ Phú Gia, bên bán đã kê khai (hoặc cả hai bên đã kê khai) nhưng đến ngày 15/08/2019 mới phát hiện ra hoá đơn bị sai mã số thuế người mua.
Đối với TH này phải lập cả BB điều chỉnh và hoá đơn điều chỉnh.
Bước 1: Lập BB điều chỉnh tương tự như các ví dụ trên.
Bước 2: Lập Hoá đơn điều chỉnh số 0000400 như sau:

TRƯỜNG HỢP 2: Cách xử lý hóa đơn viết sai đối với các sai sót còn lại đối với trường hợp đã kê khai này thì chúng ta xử lý như sau:
Bước 1: Hai bên lập Biên bản điều chỉnh sai sót.
Bước 2: Người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.
Một số lưu  ý khi lập hoá đơn điều chỉnh:
  + Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
  + Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
  + Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Ví dụ: (Về điều chỉnh tăng)
Ngày 05/07/2019 Công ty TNHH Kế Toán Thuế GSC bán cho Công Ty TNHH Thương  Mại  Dịch Vụ Sản Xuất Hồ Phú Gia 02 chiếc máy giặt TOSHIBA đơn giá trước thuế 4.500.000 đồng, theo hoá đơn số 0000350, ký hiệu SC/18P. Hai bên đã kê khai thuế, đến ngày 05/09/2019 bên bán phát hiện ra xuất sai đơn giá, đơn giá đúng là 4.800.000 đồng.
Như vậy, hai bên tiến hành thực hiện xử lý như sau:
Bước 1: Lập Biên bản điều chỉnh:

Bước 2: Căn cứ vào biên bản điều chỉnh để lập hoá đơn điều chỉnh.
=> Kê khai hoá đơn:
Bên bán và bên mua kê khai hoá đơn điều chỉnh vào tháng 9/2019 như hoá đơn bình thường.
Ví dụ: (Về điều chỉnh giảm)
Ngày 06/06/2019 Công ty Kế Toán Thuế GSC bán cho Công Ty TNHH Thương  Mại  Dịch Vụ Sản Xuất Hồ Phú Gia 01 chiếc tủ lạnh, đơn giá trước thuế  5.000.000 đồng, theo hoá đơn 0000312, ký hiệu SC/18P. Công Ty TNHH Thương  Mại  Dịch Vụ Sản Xuất Hồ Phú Gia đã kê khai thuế, đến ngày 10/08/2019 mới phát hiện ra bên bán đã xuất đơn giá cao hơn 500.000 đồng (Bên mua và bên bán có kỳ kê khai theo tháng)
Bên bán và bên mua tiến hành xử lý như sau:
Bước 1Lập Biên bản điều chỉnh.
Các bạn làm tương tự như ở ví dụ 1 đối với trường hợp điều chỉnh tăng nhé.
Bước 2: Lập hoá đơn điều chỉnh vào ngày 10/08/2019 theo HĐ số 0000380 như sau:
(Lưu ý: Trên hoá đơn không được ghi âm số tiền điều chỉnh) 
Kê khai hoá đơn điều chỉnh:
 – Bên bán:
Kê khai âm vào chỉ tiêu [32] trên tờ khai thuế GTGT số tiên hàng: 500.000
Kê khai âm vào chỉ tiêu [33] trên tờ khai thuế GTGT số tiền thuế: 50.000
Cụ thể: Giả sử Giá trị của hàng hoá chịu thuế GTGT 10% trong kỳ tháng 08/2019 ở chỉ tiêu [32] là 100.000.000 thì các bạn trừ số điều chỉnh giảm là 500.000 khi đó chỉ tiêu [32] còn lại 99.500.000, đối với chỉ tiêu [33] cũng trừ đi 50.000 số thuế GTGT điều chỉnh giảm.
 – Bên mua:
Kê khai âm vào các chỉ tiêu [23], [24], [25] trên tờ khai thuế GTGT.
Hay nói cách khác các bạn trừ đi số tiền điều chỉnh giảm tương ứng theo từng khoản mục tương tự như trên.



Lưu ý: Trường hợp trong kỳ không phát sinh doanh thu thì các bạn phải kê khai âm ở các chỉ tiêu [23], [24], [25] này nhé (-500.000 và -50.000)
Trên hoá đơn thì không được ghi âm, nhưng khi kê khai trên phần mềm HTKK thì kế toán sẽ phải kê khai âm giá trị điều chỉnh giảm.

Trên đây là hướng dẫn Cách xử lý hóa đơn viết sai, ketoangsc.com  hi vọng đã giúp các bạn biết được cách xử lý đối với những tình huống mắc phải.
Ta có thể tóm tắt lại một số ý chính về Cách xử lý hóa đơn viết sai như sau:
 – Nếu chưa giao cho người mua: Gạch chéo các liên của hóa đơn viết sai, lưu tại cuống sau đó xuất hoá đơn mới.
 – Nếu đã giao cho người mua:
 + Trường hợp chưa kê khai: Lập biên bản thu hồi hoá đơn, gạch chéo các liên của hóa đơn viết sai, lưu tại cuống sau đó xuất lại hoá đơn mới.
 + Trường hợp 1 trong 2 hoặc cả 2 bên đã kê khai: Không được phép thu hồi hoá đơn mà phải lập Biên bản điều chỉnh và xuất hoá đơn điều chỉnh.


 + Trường hợp chỉ sai địa chỉ, tên người bán mà vẫn đúng mã số thuế: Chỉ cần lập biên bản điều chỉnh, không cần lập hoá đơn điều chỉnh.


Chuyên mục:

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!