Sức mạnh của làn sóng công nghệ đối với kinh doanh

 Công nghệ đang ngày càng trở thành vũ khí đắc lực của các doanh nghiệp, đặc biệt trong kỷ nguyên 21 này. Những phát minh, sáng chế của công nghệ không những giúp ích cho doanh nghiệp trong việc rút ngắn thời gian xử lý công việc mà còn giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Dịch vụ kế toán thuế
Với bài viết dưới đây, Đại Lý Thuế GSC sẽ cùng bạn phân tích được 7 vai trò trò quan trọng nhất của công nghệ trong kinh doanh thời kỳ số hiện nay.

1. Rút ngắn thời gian thực hiện công việc 

Công nghệ giúp doanh nghiệp thực hiện mọi công việc được nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn. 

– Công nghệ như vân tay, nhận diện khuôn mặt, thậm chí là chấm công bằng điện thoại được áp dụng trong doanh nghiệp, thay thế các mô hình thẻ từ, thẻ giấy và điểm danh thủ công. Dữ liệu chấm công được cập nhật trực tuyến lên phần mềm qua công nghệ điện toán đám mây Cloud, nhân sự không cần phải mất thời gian và công sức đổ công qua USB hay mạng LAN như lúc trước.

– Giao việc hay nhắc nhở nhân viên thông qua các phần mềm có các Task cụ thể thay vì làm bảng Excel giao việc như trước;

– Người quản lý theo dõi tổng quan tiến độ công việc của nhân viên nhanh chóng thông qua máy tính hoặc mobile thay vì theo dõi trực tiếp tiến độ công việc và tiến độ của từng nhân viên;

– Soạn thảo văn bản, hợp đồng nhanh chóng trên các ứng dụng có sẵn mẫu cho người dùng lựa chọn như hợp đồng thanh lý, hợp đồng đối tác, hợp đồng đầu tư. Đây được coi là sự phát triển lớn của công nghệ trong kinh doanh dành cho bộ phận C&B;

– Đề xuất và phê bình nhanh chóng bằng công nghệ phần mềm quản lý công việc thông minh. Cụ thể: nhân viên không cần phải viết đơn từ giấy như trước mà được thực hiện dễ dàng trên phần mềm. Người xét duyệt sẽ xét duyệt ngay trên phần mềm đó và ghi chú những yêu cầu cần nhân viên lưu ý. 

– Giúp phân tích thị trường nhanh chóng. Ví dụ bạn cần phân tích đối thủ đang chạy những mẫu quảng cáo nào, bạn có thể dùng Library Ads để kiểm tra, công cụ Ahrefs giúp kiểm tra số từ khóa on top của đối thủ,….

2. Thay đổi cách giao tiếp trong nội bộ và bên ngoài

Nếu trước kia các doanh nghiệp có mô hình làm việc qua gọi điện, nhắn tin, chat qua các ứng dụng như zalo, skype,…thì giờ đây hầu như chuyển qua sử dụng các phần mềm quản lý công việc . Có thể thấy rằng công nghệ này thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp hơn, bởi nội dung giao tiếp, trao đổi công việc, phân chia nhiệm vụ công việc đều được ghi chép lại trên phần mềm.

Đối với vấn đề giao tiếp bên ngoài, thay vì gặp mặt trao đổi trực tiếp và ghi chép giấy tờ thì hiện nay, bất cứ ai trong công ty đều có thể dễ dàng trao đổi, giao tiếp với khách hàng hay đối tác thông qua trực tuyến, được ghi âm hoặc lưu trữ dữ liệu đàm phán. 

3. Giảm 80% giấy tờ thủ tục hành chính phức tạp

Đơn từ, thủ tục hành chính ăn mòn 40% thời gian làm việc của nhân viên, làm giảm hiệu suất làm việc. Công nghệ ra đời không những loại bỏ tình trạng lãng phí thời gian vào giấy tờ hành chính mà còn thay đổi mô hình làm việc từ thủ công sang mô hình làm việc số.

4. Tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác

Nhân viên sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu khi mà dữ liệu kinh doanh ngày một tăng theo thời gian hoạt động. Vì vậy, các hệ thống phần mềm ra đời giúp dữ liệu đó được số hóa, thông tin được dễ dàng tìm thấy trong vài giây.

Một phát minh tuyệt vời của công nghệ trong kinh doanh đó chính là bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các dữ liệu ngoài công ty mà không cần phải đọc dữ liệu giấy.

5. Thúc đẩy marketing và tăng trưởng kinh doanh

Truyền thông marketing trên nền tảng số bằng các công cụ chạy quảng cáo như SEO, email marketing, livestream,…ngày càng được phát triển và được khai thác tối đa. 

Nhiều doanh nghiệp ứng dụng Marketing Online để bao phủ thương hiệu, sản phẩm của mình trên nhiều nền tảng công nghệ thu hút khách hàng tiềm năng như: Facebook, Twitter, zalo, google,… 

Marketing Online được coi là định hướng mới của doanh nghiệp trong thời kì chuyển đổi số hiện nay giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và giảm đáng kể chi phí như marketing truyền thống, telesale,…

6. Tăng cường mối quan hệ đối với khách hàng

Tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng là một trong những vai trò chính của việc ứng dụng công nghệ trong kinh doanh. Ví dụ như chatbot tự động giúp rút ngắn thời gian chờ đợi được tư vấn của khách hàng.

7. Thúc đẩy tính cạnh tranh của doanh nghiệp

Sử dụng công nghệ trong kinh doanh giúp rút ngắn thời gian thực hiện công việc, loại bỏ thời gian chết, tăng năng suất làm việc của nhân viên, cải thiện tình trạng trải nghiệm của khách hàng,… Có thể nói, đây là cách giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường so với các đối thủ không sử dụng công nghệ hoặc sử dụng không hiệu quả.

Không thể phủ nhận sức mạnh của công nghệ ảnh hưởng cực lớn và trở nên quan trọng hơn hết đối với mọi doanh nghiệp. Mong rằng bài viết trên đây thực sự hữu ích đối với Quý anh/chị.

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!