Vốn Điều Lệ Là Gì? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Đăng Ký Vốn Điều Lệ


Vốn Điều Lệ Là Gì?

Vốn điều lệ là phần rất quan trọng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhưng có rất ít các cá nhân biết rõ vốn điều lệ là gì và những ảnh hưởng của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Cho nên, trong nội dung bài viết này, Kế Toán GSC sẽ mang đến cho các bạn một cái nhìn khái quát nhất về vốn điều lệ công ty, mời các bạn tham khảo.
Bài viết gồm các phần sau:

Vốn điều lệ là gì?

Theo khoản 29 điều 4 Luật Doanh Nghiệp, số 68/2014/QH13, thì vốn điều lệ là: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Như vậy, có thể hiểu vốn điều lệ là phần góp vốn hoặc cam kết góp vốn của các cá nhân/tổ chức vào công ty để trở thành chủ sở hữu/sở hữu chung khi thành lập công ty.
Diễn giải: đối với cá nhân/tổ chức góp vốn hoặc cam kết góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ trở thành chủ sở hữu của công ty. Và đối với các loại hình công ty còn lại (Công ty TNHH 2TV trở lên, công ty cổ phần), nhiều cá nhân/tổ chức cùng góp vốn hoặc cam kết góp vốn thì sẽ trở thành chủ sở hữu chung của công ty.

Thời hạn góp vốn điều lệ

·     - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày được cấp GPKD
- Đối với công ty cổ phần: Thời hạn thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua là 90 ngày kể từ ngày được cấp GPKD.

Có cần chứng minh vốn điều lệ khi nộp hồ sơ thành lập công ty hay không?

Với các quy định của pháp luật hiện hành, đối với các ngành nghề sản xuất kinh doanh thông thường (không yêu cầu về vốn pháp định) thì không có quy định phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty. Nhưng, các bạn cần nắm một số lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ công ty, như sau:

Ưu nhược điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá ít

Bản chất của vốn điều lệ là bạn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký. Cho nên, ưu điểm của việc đăng ký vốn điều lệ ít là bạn sẽ chịu trách nhiệm ít hơn, giảm thiểu được rủi ro.
Và nhược điểm khi đăng ký vốn điều lệ quá ít là:
Thứ 1: Có thể dễ dàng nhận thấy nhất, khi bạn đăng ký vốn điều lệ quá ít thì công ty bạn sẽ không tạo được sự tin tưởng từ đối tác, nhất là các đối tác mới.
Thứ 2: Khi cần đến sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, việc đăng ký vốn điều lệ quá thấp cũng không tạo được sự tin tưởng từ phía ngân hàng. Dẫn đến tỷ lệ được duyệt hồ sơ vay sẽ thấp hơn.
Ví dụ: nếu vốn điều lệ bạn đăng ký khi thành lập công ty là 1 tỷ. Và bạn đã góp đủ vốn điều lệ. Nhưng khi bạn đàm phám, ký kết 1 hợp đồng sản xuất/xây dựng với đối tác có giá trị hợp đồng là 2 tỷ. Thì chắc chắn rằng, đối tác của bạn sẽ phải cân nhắc và suy nghĩ rất kỹ để đi đến quyết định có hợp tác với công ty bạn hay không? Vì về mặt pháp luật, công ty bạn chỉ chịu trách nhiệm đến 1 tỷ đồng.

Ưu nhược điểm của việc đăng ký vốn điều lệ quá nhiều

Ngược lại với trường hợp trên, nếu bạn đăng ký vốn điều lệ quá nhiều thì cái lợi trước mắt sẽ tạo được sự tin tưởng từ các đối tác, ngân hàng. Nhưng trong kinh doanh, không một ai có thể biết trước được điều gì, đúng không các bạn? Nếu bạn có làm ăn thua lỗ, bồi thường hợp đồng, bạn phải chịu trách nhiệm nhiều hơn, tương ứng với số vốn mà mình đăng ký.

Vậy lúc đầu, tôi đăng ký số vốn điều lệ thấp, phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau này, tôi muốn tăng vốn điều lệ có dễ dàng hay không?

Trước khi thành lập công ty, việc đăng ký vốn điều lệ bao nhiêu, ở mức độ nào tùy thuộc vào tiềm lực tài chính cùng với định hướng kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Nhưng theo kinh nghiệm nhiều năm cung cấp dịch vụ, Kế Toán GSC khuyên bạn hãy đăng ký 1 số vốn vừa đủ, thỏa 2 điều kiện: tiềm lực tài chính của bản thân; giá trị các hợp đồng dự định sẽ ký kết trong tương lai.
Và bạn cũng yên tâm rằng, việc tăng vốn điều lệ rất đơn giản, có thể thực hiện ngay khi cần thiết với thời gian không quá 3 ngày làm việc.
Trên đây là những giải đáp liên quan đến vốn điều lệ khi thành lập công ty, chúc các bạn có 1 lựa chọn sáng suốt khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Chuyên mục:

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy đánh dấu vào "Thông báo cho tôi" trước khi gửi bình luận để nhận được thông báo khi Admin trả lời!